Sóng trung ở châu Âu Sóng_trung

Tại châu Âu, mỗi quốc gia ấn định số lượng tần số có thể dùng với công suất cao tới 2 MW; công suất tối đa cũng tùy thuộc vào thỏa thuận quốc tế của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU .[7] Hầu hết các trường hợp có hai giới hạn về công suất: công suất thấp hơn dành cho bức xạ vô hướng và công suất cao hơn cho bức xạ định hướng với cực tiểu theo các hướng cụ thể. Giới hạn công suất cũng có thể phụ thuộc vào thời gian ban ngày và một trạm có thể không làm việc vào ban đêm thì sẽ gây nhiễu rất nhiều cho các trạm khác. Các quốc gia khác có thể chỉ sử dụng các máy phát công suất thấp trên cùng tần số. Ví dụ, Nga sử dụng máy phát công suất cao, đặt ở Kaliningrad và dùng cho phát thanh quốc tế trên tần số 1386 kHz. Cùng tần số được cũng được dùng cho các đài phát thanh địa phương công suất thấp ở Vương quốc Anh, có khoảng 250 máy phát sóng trung công suất 1 kW và trở lên;[8] các vùng khác ở Anh vẫn có thể thu được đài tiếng Nga. Phát thanh sóng trung quốc tế ở châu Âu đã giảm đi rõ rệt sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và do sự bùng nổ của các dịch vụ qua vệ tinh.

Do nhu cầu cao về tần số ở châu Âu, nhiều quốc gia sử dụng các mạng đơn tần; ở Anh, BBC Radio Five Live được phát từ vài máy phát trên tần số 693 hoặc 909 kHz. Các máy phát được đồng bộ hóa để giảm thiểu nhiễu từ các máy phát khác trên cùng tần số.

Tình trạng quá tải trên băng sóng trung là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều vùng châu Âu, do đó dẫn tới việc thông qua dịch vụ phát thanh FM trên tần số VHF (đặc biệt ở Đức). Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số nước châu Âu (gồm cả Ireland, Ba Lan và ở mức độ thấp hơn là Thụy Sĩ) đã bắt đầu chuyển các dịch vụ phát thanh từ sóng trung sang các băng tần dành riêng khác (thường là VHF).